Tổng quan Bậc dinh dưỡng

Các thể loại sinh vật tiêu thụ dựa trên thứ bị ăn (thực vật, màu xanh lục là còn sống, màu nâu là đã chết; động vật: màu đỏ là còn sống, mà tím là đã chết; hoặc cụ thể: màu xám)

Ba cách cơ bản để sinh vật có thể kiếm được thức ăn là với tư cách sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.

  • Sinh vật sản xuất (sinh vật tự dưỡng) thường là thực vật hoặc tảo. Thực vật và tảo thường không ăn các sinh vật khác mà chúng lấy dinh dưỡng từ đất hoặc đại dương và tự sản xuất thức ăn cho bản thân bằng cách quang hợp. Vì lý do này, chúng được gọi là sinh vật sản xuất sơ cấp. Bằng cách này, năng lượng từ mặt trời thường là thứ cấp năng lượng cho cơ sở của chuỗi thức ăn.[1] Một ngoại lệ tồn tại ở những hệ sinh thái miệng phun thủy nhiệt dưới biển sâu, nơi không có ánh sáng mặt trời. Tại đây các sinh vật sản xuất sơ cấp sản xuất thức ăn thông qua một quá trình gọi là hóa tổng hợp.[2]
  • Sinh vật tiêu thụ (sinh vật dị dưỡng) là các loài không thể tự sản xuất thức ăn của riêng chúng mà cần phải tiêu thụ các sinh vật khác. Động vật mà ăn những sinh vật sản xuất sơ cấp (như thực vật) thì được gọi là động vật ăn cỏ. Động vật mà ăn những động vật khác thì được gọi là động vật ăn thịt, và những động vật ăn cả thực vật và động vật khác được gọi là động vật ăn tạp.
  • Sinh vật phân giải (sinh vật ăn mùn bã) phân giải vật chất và chất thải của động thực vật đã chết và nhả nó ra trở lại vào hệ sinh thái dưới dạng năng lượng và chất dinh dưỡng để tái chế. Các sinh vật phân giải, ví dụ như vi khuẩn và nấm, ăn chất thải và các vật chất chết, chuyển chúng thành các chất hóa học vô cơ có thể tái chết thành chất dinh dưỡng khoáng để thực vật có thể sử dụng lại.

Các bậc dinh dưỡng thường được đánh số, bắt đầu ở cấp 1 với thực vật. Các bậc cao hơn thì được đánh số tiếp sau dựa theo khoảng cách giữa chúng với cấp 1 trong chuỗi thức ăn.

  • Cấp 1: Thực vật và tảo, chúng tự tạo ra thức ăn của mình và được gọi là sinh vật sản xuất sơ cấp.
  • Cấp 2: Động vật ăn cỏ, ăn thực vật và được gọi là sinh vật tiêu thụ bậc 1.
  • Cấp 3: Động vật ăn thịt, ăn động vật ăn cỏ và được gọi là sinh vật tiêu thụ bậc 2.
  • Cấp 4: Động vật ăn thịt, ăn những động vật ăn thịt khác và được gọi là sinh vật tiêu thụ bậc 3.
  • Cấp 5: Động vật ăn thịt đầu bảng, những loài không có loài săn chúng và ở đầu chuỗi thức ăn.
  • Bậc dinh dưỡng cấp 2
    Thỏ ăn thực vật ở bậc dinh dưỡng cấp 1, vậy nên chúng là sinh vật tiêu thụ cấp 1.
  • Bậc dinh dưỡng cấp 3
    Cáo ăn thỏ ở bậc dinh dưỡng cấp 2, vậy nên chúng là sinh vật tiêu thụ cấp 2.
  • Bậc dinh dưỡng cấp 4
    Đại bàng vàng ăn cáo ở bậc dinh dưỡng cấp 3, vậy nên chúng là sinh vật tiêu thụ cấp 3.
  • Sinh vật phân giải
    Nấm ở trên cây này ăn các vật chất chết, biến đổi chúng trở lại thành chất dinh dưỡng mà sinh vật sản xuất sơ cấp có thể sử dụng.

Trong các hệ sinh thái ở thế giới thật, có nhiều hơn một chuỗi thức ăn đối với hầu hết các sinh vật, vì hầu hết các sinh vật ăn nhiều hơn một loại thức ăn hoặc bị ăn bởi nhiều hơn một loài săn mồi. Một biểu đồ thể hiện mạng lưới phức tạp các chuỗi thức ăn giao nhau và đè lên nhau trong một hệ sinh thái thì được gọi là một lưới thức ăn.[3] Các sinh vật phân giải thường bị bỏ ngoài lưới thức ăn, nhưng nếu cho vào thì chúng sẽ là loài kết thúc một chuỗi thức ăn.[3] Khi đó thì chuỗi thức ăn sẽ bắt đầu với sinh vật sản xuất sơ cấp và kết thúc với sự mục rữa và sinh vật phân giải. Vì sinh vật phân giải tái chế chất dinh dưỡng, để chúng đấy để chúng có thể được tái sử dụng bởi sinh vật sản xuất sơ cấp nên đôi khi chúng được coi là có bậc dinh dưỡng của riêng mình.[4][5]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bậc dinh dưỡng http://dev.fmap.dal.ca/ramweb/papers-total/Branch%... http://www.nature.com/nature/journal/v275/n5680/ab... http://uwo.academia.edu/PaulSzpak/Papers/1216885/H... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2596898 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2901455 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18198148 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20566867 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21085178 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/9452385 //dx.doi.org/10.1006%2Fjmsc.1997.0280